Kinh nghiệm làm nội thất: Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra cho những người đang muốn hoàn thiện nội thất cho tổ ấm của mình, làm thế nào để đồ nội thất trong nhà bền? đẹp? phù hợp với túi tiền? màu sắc phù hợp, cách bố trí nội thất sao cho hợp lý…?
Bài viết này của Nội Thất Trẻ Việt Nam sẽ giúp bạn trả lời được những câu hỏi đó và chắc chắn bạn sẽ hài lòng với sự lựa chọn của mình
Trước hết chúng ta cần nắm được một số kiến thức về vật liệu làm nội thất:
1. Gỗ tự nhiên: là nguyên liệu được khai thác trực tiếp từ các cánh rừng ở khắp các vùng trên thế giới, gỗ thường được dùng nhất trong nội thất là Sồi, Xoan Đào,Thông, Keo một số loại cao cấp như Lim, Giáng Hương, Óc Chó… Với đặc tính vật lý cũng như giá thành phù hợp, Sồi và Xoan Đào là những loại phổ biến nhất trên thị trường hiện nay, thấp hơn nữa là Tần Bì. Gỗ tự nhiên có ưu điểm là độ bền cao, khả năng bám vít tốt cũng như giá trị về mặt thẩm mỹ khó có thể thay thế được tuy nhiên nếu gỗ không được xử lý tẩm sấy tốt sẽ dễ dàng bị cong vênh, nứt nẻ, mối mọt. Ở Việt Nam Sồi được đưa về là Sồi Nga hoặc Sồi Mỹ tuy nhiên một số các cơ sở sản xuất đồ gỗ dùng gỗ Tần Bì để thay thế gỗ Sồi ( loại gỗ này nếu không phải người trong nghề sẽ rất khó để phân biệt vì nhìn rất giống gỗ sồi cả về màu sắc lẫn vân gỗ) để giảm giá thành, gỗ Tần Bì độ bền cơ học kém và độ giãn nở rất lớn nên thường hay bị cong vênh.
2. Gỗ công ngiệp: Để hạn chế việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, người ta trồng những loại gỗ ngắn ngày như keo, cao su… hoặc tận dụng những phần gỗ tự nhiên bị vứt bỏ để làm nguyên liệu chế tạo ra gỗ công nghiệp. Gỗ công nghiệp được phân loại dựa trên cốt gỗ bên trong và bề mặt phủ bên ngoài, có những cốt gỗ chính sau:
- Cốt gỗ ván dăm: các cành cây, nhánh cây được đưa vào máy nghiền thành những dăm gỗ nhỏ hơn hạt gạo sau đó được trộn với keo rồi đưa vào máy ép thành các tấm gỗ với kích thước và độ dày khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng. Có hai loại ván dăm là ván dăm chống ẩm và ván dăm thường.
Cốt gỗ ván dăm
- Cốt gỗ ván mịn (MDF và HDF): Các phần gỗ tự nhiên được đưa vào máy nghiền nát, mịn như bột sau đó trộn keo đặc chủng và đưa vào máy ép thành các tấm gỗ với kích thước và độ dày khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng. Gỗ HDF có chất lượng cao hơn gỗ MDF vì HDF được gia công ở điều kiện kỹ thuật với độ bám chặt cao hơn MDF.
Cốt gỗ ván mịn
- Cốt gỗ ghép thanh: Những cành cây to của gỗ tự nhiên được đưa vào máy cắt ra thành những thanh gỗ nhỏ và được ghép mộng ( như các ngòn tay đan vào nhau nên hay gọi là cốt finger) để tao ra một tấm gỗ lớn với kích thước và độ dày khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Gỗ ghép thanh thường được sử dụng từ các loại gỗ ngắn ngày như Keo, Cao Su…
Cốt gỗ ghép thanh
- Cốt gỗ ván ép( pollywood): Các thân cây gỗ tự nhiên được đưa vào máy bóc ra thành từng lớp gỗ mỏng từ 1-3 ly chúng được dán lại với nhau bằng keo đặc chủng và quay 90 độ các thớ gỗ liền kề với nhau để làm giảm sự cong vênh co ngót của gỗ khi nhiệt độ môi trường biến đổi
Cốt gỗ ván ép
- Gỗ nhựa: các tấm gỗ nhựa được tạo thành từ nguyên liệu chính là polyvinyl Clorua(PVC) và một số chất phụ gia vô cơ khác nên khả năng chịu nước gần như tuyệt đối, không bị cong vênh, mối mọt, ẩm mốc, thân thiện với môi trường vì không chứa các chất độc hại như formaldehyd, lưu huỳnh,chì,… Độ cứng cơ học của gỗ nhựa cũng rất tốt, bề mặt bóng nhẵn nên độ bám sơn rất cao. Ngoài ra gỗ nhựa còn là loại vật liệu chống cháy, hiện nay được ứng dụng trong cả đồ nội thất và ngoại thất.
Gỗ nhựa
- Inox: Về độ bền cũng như khả năng chịu nước và mối mọt thì không phải bàn cãi, tuy nhiên một nhược điểm khá lớn của inox khi làm đồ nội thất là tính thẩm mỹ, màu của inox rất khó để có thể dung hòa được với màu sắc tổng thể của không gian nội thất căn nhà.
- Ngoài ra còn một số cốt gỗ nữa nhưng không được ứng dụng trong ngành sản xuất đồ nội thất. Từ những cốt gỗ trên người ta sẽ phủ thêm các vật liệu lên phía ngoài như dán veneer, lamilate, phun sơn hay phủ Melamine, phủ Acrylic… để tạo ra các thành phẩm gỗ công ngiệp hoàn chỉnh.
- Ưu điểm của gỗ công nghiệp là ít bị cong vênh, co ngót, mối mọt, bề mặt gỗ đẹp nhiều màu sắc, phẳng . Tuy nhiên gỗ CN có nhược điểm là độ bền cơ học không cao, khả năng bám vít kém( nếu ta tháo ra tháo vào các sản phẩm gỗ CN thì độ chắc, khít của gỗ CN sẽ bị ảnh hưởng) và chịu nước kém( trừ gỗ nhựa).
- Ở Việt Nam gỗ công nghiệp có rất nhiều nhà cung cấp nhưng gỗ công nghiệp của nhà cung cấp An Cường là một thương hiệu uy tín trên thị trường.
Sau khi nắm vững những kiến thức cơ bản về gỗ ở trên, chúng ta bắt đầu đi phân tích các món đồ nội thất trong nhà mình thích hợp với loại gỗ nào
1- Phòng ngủ: đồ nội thất trong phòng ngủ bao gồm Giường ngủ, tủ áo, kệ tivi và bàn trang điểm
- Giường ngủ: là nơi chịu lực nặng nên vật liệu ưu tiên hàng đầu là gỗ tự nhiên
- Tủ áo: Được đặt sát tường, nếu như bạn chắc chắn tường không bị thấm, ẩm thì có thể dùng gỗ công nghiệp để làm tủ áo, còn nếu như tường nhà bạn không đảm bảo khô thoáng thì bạn nên lựa chọn gỗ tự nhiên, hậu tủ áo nên bọc một lớp tấm Aluminum chống ẩm.
- Kệ tivi và bàn trang điểm: cũng tương tự như đối với tủ áo
2- Phòng Khách: đồ nội thất phòng khách bao gồm Sofa, Bàn trà, kệ tivi
- Sofa: Có nhiều loại, sofa gỗ, sofa bọc nỉ, bọc da. Nếu là sofa gỗ thì ưu tiên hàng đầu vẫn là gỗ tự nhiên, cũng giống như giường ngủ, Sofa phải chịu lực khá lớn. Đối với sofa bọc nỉ hoặc da thì cần lưu ý phần xương phải được làm thật chắc chắn và vải phải tháo ra để vệ sinh được.
- Bàn trà và kệ ti vi phòng khách: Bạn có thể dùng gỗ công nghiệp
3- Phòng bếp: Đồ nội thất phòng bếp bao gồm hệ thống tủ bếp và bàn ăn
- Tủ Bếp: Đây là phần khá quan trọng trong tổng thể nội thất của ngôi nhà, và được sử dụng nhiều nhất. Vật liệu làm tủ bếp đòi hỏi phải đảm bảo được độ bền, chịu được nước, ẩm mốc. Gỗ tự nhiên và gỗ nhựa hoặc inox( làm khung) là những sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Bạn nên cân nhắc khi sử dụng gỗ công nghiệp làm tủ bếp vì độ chịu nước của gỗ công nghiệp không cao, độ bền cơ học cũng kém. Tuy nhiên ở các khu chung cư vẫn có thể sử dụng gỗ công nghiệp vì chung cư thì ít bị ẩm thấp như nhà dưới mặt đất.
- Bàn ăn: bạn có thể dùng gỗ tự nhiên hoặc inox để làm bàn ăn, hạn chế gỗ công nghiệp vì lớp sơn trên gỗ công nghiệp nếu không được sơn chuẩn rất dễ bong tróc, nứt rạn khi sử dụng.
Nội thất phòng bếp
Tuy nhiên khi đi tham khảo các đơn vị làm nội thất chúng ta nhận thấy rằng mỗi nơi hét một giá khác nhau, tại sao lại có chuyện đó xảy ra? Vì những lý do sau đây:
- Về chất lượng gỗ: Không phải đơn vị nào làm nội thất cũng làm cho bạn đúng chủng loại gỗ như trong báo giá.Ví dụ họ báo gỗ Sồi nhưng lại làm gỗ Tần Bì hoặc chỉ làm phần mặt cánh là gỗ Sồi còn bên trong là gỗ tạp, bạn sẽ khó có thể phân biệt được. Họ báo giá cho bạn là gỗ An Cường nhưng khi làm họ lại dùng gỗ của nhà cung cấp khác rẻ hơn.Độ dày của các bản gỗ là 1,6cm sẽ khác với 1,8 hay 2cm.
- Về chất lượng Sơn: Có những đơn vị không dùng những loại sơn chất lượng tốt, cao cấp như Inchem, G8… mà dùng những loại sơn kém bền màu.
- Về độ thẩm mỹ: Những nhà cung cấp nào đầu tư máy móc hiện đại thì khi thành phẩm sản xuất ra các đường nét sẽ rất mịn màng, không lem nhem, bề mặt gỗ nhẵn gần như tuyệt đối, màu sắc đồng nhất không bị lệch màu…
- Về độ chuyên nghiệp: Có những đơn vị không có nhà máy sản xuất,không dựng được 3D cho khách hàng mà chỉ có bản vẽ 2D, các chi tiết thiết kế, bản vẽ không được thực hiện bởi những kiến trúc sư có trình độ và năng lực nên không gian nội thất của nhà bạn sẽ không bao giờ được bố trí đúng thẩm mỹ.
- Nội thất chính là tâm hôn trong ngôi nhà của bạn, vậy để giảm thiểu tối đa việc chúng ta đã mất tiền mà lại mang về sự ấm ức, sự không hài lòng, không thỏa mãn, hãy chú ý những điều sau:
- Hãy chọn những đơn vị cung cấp có uy tín trên thị trường và tồn tại ít nhất 5 năm trở lên.
- Hãy chọn những đơn vị có showroom trưng bày để đến nhìn trực tiếp sản phẩm.
- Chọn những đơn vị có nhà máy sản xuất chứ không phải những đơn vị đi đặt lại ở một xưởng sản xuất khác, nếu đi đặt lại thì họ sẽ không chủ động được chất lượng sản phẩm như những đơn vị đầu tư nhà xưởng hiện đại.
- Nếu có thể hãy sắp xếp thời gian lên kiểm tra sản phẩm của mình trong quá trình sản xuất ngay tại xưởng sản xuất của đơn vị cung cấp, nói theo từ ngữ chuyên môn là “yêu cầu đi xem mộc”.
- Khi ký kết hợp đồng yêu cầu ghi rõ nội dung chất lượng gỗ loại gì, độ dày bao nhiêu, bảo hành bao lâu…
- Hãy tránh xa những đơn vị bán dạo không có trụ sở văn phòng hoặc đi mượn văn phòng của người khác.